Page 24 - Liệu Pháp Đông Y Tự Nhiên Trị Bệnh
P. 24
Phụ lục:
PHƯƠNG VỊ VÀ TÊN GỌI CÁC VỊ TRÍ TRONG TRUNG Y
Trước khi tham khảo phần giới thiệu cụ thể về phương pháp xác định vị
trí, bạn đọc cần tìm hiểu một số phương vị và tên gọi vị trí được dùng trong y
học Trung y. Trong đó việc miêu tả phương vị phải dựa trên tư thế đứng thẳng
tự nhiên của con người, hai tay buông xuống, lòng bàn tay úp vào trong, hai
chân và vai gióng thẳng với nhau.
Mặt trong lòng bàn tay (tức là mặt cong) gọi là mặt trong, là vị trí
phân bố của kinh huyệt Thủ tam âm; mặt sau của tay (tức là mặt duỗi),
gọi là mặt ngoài là vị trí phân bố của Kinh huyệt thủ tam dương. Chi
dưới lấy chỗ gắn mặt chính diện của cơ thể làm mặt trong, là vị trí phân
Trong và ngoài
bố Kinh huyệt Túc tam âm; lấy chỗ xa mặt chính diện làm mặt ngoài;
phía sau chi dưới làm mặt sau, là vị trí phân bố của huyệt vị Túc tam
dương. Đầu mặt và thân người, lấy chỗ gần mặt chính diện làm trong,
chỗ xa mặt chính diện làm ngoài.
Phàm là chỗ gần mặt bụng của cơ thể gọi là trước, chỗ gần mặt sau
thì gọi là sau. Như sự phân bố kinh mạch của cơ thể lấy huyệt Dương
minh ở phía trước, huyệt Thái dương ở phía sau, huyệt Thái âm phía
Trước và sau trước, huyệt Thiếu âm phía sau, sự phân bô' của kinh huyệt cũng vậy.
Trong châm cứu, khi miêu tả vẽ vị trí của huyệt vị, có lúc lấy đoạn xa
làm trước, đoạn gắn làm sau như huyệt Nhị gian trong mục này ở phía
trước, Tam gian trong mục này ở phía sau.
Thông thường lấy chỗ cao làm trên, chỗ thấp làm dưới. Như huyệt
Trung uyển ở phía trên rốn 4 tấc, huyệt Trung cực ở phía dưới huyệt
Trên và dưới
Quan nguyên 1 tấc, huyệt Túc tam lý ở phía dưới mắt đầu gối 3 tấc,
huyệt Nội quan ở trên huyệt đại lăng 2 tấc.
Ngoài ra, trong châm cứu lấy sự di chuyển của mặt trong của tay, chân và
da của mặt sau làm Bạch nhục tế; khớp tay hoặc khófp chân đều gọi là khớp.
Chính diện của phía trước và phía sau của mặt đầu và thân người phân
biệt thành vị trí phân bố của Kinh huyệt Nhậm mạch và Kinh huyệt Đốc
mạch, là cơ sở để thẩm định sự phân bố hai mặt của huyệt Tam âm kinh và
Tam dương kinh.
25