Page 77 - Làng Khoa Bảng
P. 77
sáng tác nhiều thơ, phú bằng chữ Hán. Tư chất, tmh
tình và hình ảnh của ông thể hiện trong văn chương,
trung thực đôn hậu, khoan dung độ lượng, quý sự học
hành thi thư lễ nhạc. Thơ ông ca ngợi công ơn người dạy
dân làm ruộng, trồng dâu dệt lụa, ca ngỢi người thục
nữ đảm đang, ca ngợi những ông vua nhân từ, chăm lo
vỗ về dân chúng, phê phán lôì sống xa xỉ, sa đoạ...
Sau này con cháu Trạng nguyên Dương Phúc Tư
di cư lập nghiệp ở nhiều nơi, đến đâu họ đều làm ăn
thịnh đạt, học hành đỗ đạt cao, nhiều người thành
danh. Có thể kể như Dương Công Thiện ở xã Vĩnh
Mộ, Sơn Tây, nay thuộc Tam Nông, Phú Thọ, đỗ cử
nhân, mở trường dạy học đào tạo được nhiều nhân
tài cho đất nước, ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm có
hai cha con Dương Đôn, Dương Hiệu đều đỗ Tiến sĩ
V'à làm qua thượng thư cùng triều, lại có anh em
Dương Sử và Dương Khiêm đỗ Tiến sĩ cùng khoa, ở
xã Phú Thị, huyện Châu Giang (nay là xã Mễ Sở
huvện Văn Giang) có chi Dương Duy Thanh (đỗ cử
nhân) từng làm Đô"c học Hà Nội và các cháu chắt là
Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Dương Tụ Quán,
Dương Bích Liên... đều là dòng họ Dương Phúc Tư.
Trạng nguyên Dương Phúc Tư m ất năm 1563, thọ
58 tuổi.
Hiện nay, những chứng tích văn hóa về Trạng
nguyên Dương Phúc Tư tại thôn Ngọc Quả, xã Lạc
Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên như nhà thờ Trạng
nguyên, khu lăng mộ và nhà bia tưởng niệm ... vẫn
được con cháu họ Dương trông nom và tu sửa qua
70