Page 91 - kỹ Thuật Trồng Ngô
P. 91
trên nền đất ruộng (nhất là ruộng gò) theo từng khu
vực liền nhau. Không nên trồng bắp lai trên vùng đất
bị nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay ngập úng.
c. Làm đất
Do hệ thống rễ của bắp lai mọc nhiều và ăn sâu,
thường có nhiều rễ chân nom nên đất cần được cày sâu
từ 15 - 20cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cỡ 4 - 5cm
lằ vừa. Thông thường đối với đất trồng bắp nên cày
bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp.
Nếu trồng bắp trong vụ mùa mưa cần phải xẻ rãnh
thoát nước hoặc lên liếp cao để chống úng.
Chú ý: nên làm bầu để trồng giậm vào những chỗ
bị hư sau này.
d. Mật độ trồng
- Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách
80cm X 25cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha
(trồng 1 cây/1 lỗ).
- Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày
với khoảng cách 75cm X 25cm (lcây/llỗ) ứng với mật
độ 53.300 cây/ha.
Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày
hơn vụ hè thu.
* Lượng giống cần 12 - 17kg/ha tùy theo từng giống.
Mỗi lỗ gieo 1 hạt, tỉa với độ sâu 3 - 5cm, lấp hạt bằng
tro trấu có trộn thuốc Basudin 10H, Bam 5H liều lượng
8 - lOkg/ha để ngừa côn trùng cắn phá.
e. Phân bón
Cây bắp thích nghi rất cao dối với đạm, ở bắp lai
không có hiện tượng lốp đổ khi bón nhiều phân như
88 KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ