Page 21 - Kỹ Thuật Trồng Mía
P. 21
- Bảo đảm một lượng không khí thích hợp và sự trao đổi
nhanh không khí trong dất vđi khí quyển làm cho quá
trình hô hấp của cây trồng dược bình thường.
- Tạo điều kiện cho bộ rễ của mía mọc sâu và lan rộng
vào trong đất thuận lợi. Khi đất không chuẩn bị kỹ sẽ
cản trở sự phát triển bộ rễ, khả năng hút nưức, hút
dinh dưỡng kém đi sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất
thậm chí đến cả các vụ gốc tiếp theo.
- Tạo điều kiện thuận lợi chõ chầm sóc, diệt trừ cỏ dại,
tưới, thu hoạch và chăm sóc xử lý mía gốc.
2. Biện pháp chuẩn bị đất
a. Chuẩn bị đâ't trồng phải kỹ, bảo đảm giữ ẩm, sạch cỏ
bằng phẳng, tơi xấp.
b. Đất phải cày 2 - 3 lần. Hưđng cày lần sau phải vuông
góc với lần cày trước để tránh lỏi đạt độ sâu cần thiết.
- Độ sâu cày máy : 20 - 25 cm.
- Độ sâu cày trâu bò : 14 - 15 cm.
c. Sau mỗi lần cày là 1 lần bừa. Tùy theo tình trạng của
đất mà sấ lần bừa có thể tăng lên dảm bảo :
- Loại đường kính viên dưới 3 cm chiếm 80%. "
- Loại đường kính viên dưới 5 cm chiếm 20%.
- Không có đâ't to, đường kính viên trên 5 cm.
d. Thời gian giữa các lần cày, bừa tùy thuộc vào tình hình
thực tế của đồng ruộng và mùa vụ cụ thể mà xác định. Thông
thường thời gian từ lúc bắt đầu chuẩn bị đất (cày vỡ) đến lúc
trồng (dặt hom mía) khoảng 40 - 60 ngày.
II. THỜI VỤ TRỒNG MÍA
Thời vụ trồng mía là một biện pháp thâm canh không
kém phần quan trọng. Bô' trí đúng các thời vụ trồng với từng
giống mía thích hợp sẽ góp phần :
20