Page 54 - Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh
P. 54

thân mầm.  Đây là  đoạn  thân  nằm  giữa thân mầm và
         rễ.  Nhờ  thân  mầm  mọc  dài  lên  phía  trên,  lá  mầm
         dược đẩy lên khỏi  mặt đất.  Đó  là  lúc kết thúc thời kỳ
         SDm.  Thời kỳ  này thường kéo dài  5 - 1 0  ngày sau khi
         gieo  hạt.  Thời  kỳ  này  thay  đổi  tùy  thuộc  vào  độ  ẩm,
         nhiệt độ  đất,  độ  sâu lấp hạt và  đặc  điểm  của giống.
            Sau khi  nảy mầm,  lá  mầm phát triển  ổn  định một
         thời  gian  rồi  sau  đó  teo  đi.  Khi  lá  mầm  mở  rộng  ra,
         những  cơ  quan  sinh  dưỡng  của  cây  như  lá  non,  thân
         dần  lộ  ra.  Sự hình  thành  2  lá  đơn  đánh  dấu  bắt  đầu
         thời kỳ SD1. Khi lá đơn mỏ rộng hết cỡ là lúc kết thúc
         thời  kỳ  SD1.  Lá  mầm  là  một  dự trữ và  cung  cấp  các
         chất dinh dưỡng cho cây con từ sau khi hạt nảy mầm.
         Trong thời  gian từ khi hạt nảy mầm  chỉ  còn  lại  30%.
         Nếu  cây  mất  đi  1  trong  2  lá  mầm  thì  ảnh hưdng đến
         sinh  trưởng  của  cây  con  không  lớn  lắm.  Nhưng  nếu
         mất cả  2  lá  mầm  sau khi  nảy mầm thì  năng  suất cây
         sẽ  giảm  8  -  9%.  Sau thời kỳ  SD1,  nếu cả  2  lá  mầm bị
         mất đi không ảnh hưởng gì  đến  năng  suất của cây, vì
         lúc này dinh dưỡng của cây được rễ cung cấp thông qua
         việc hút nước và chất dinh dưỡng từ đất và lá non của
         cây  đã bất đầu quang hợp.
            Các thời kỳ từ SD1  đến ST5 thường bình quân cứ 5
         ngày có  1  thời kỳ  được  đi  qua.
            -  Thời kỳ SD2:  Lúc  này  cây  đã  cao  15  -  18cm.  Trên
         thân có một đốt lá đơn và  2 đốt lá kép.  Các lá kép này
         đã  mở  rộng hoàn  toàn.

            Rễ  bắt  đầu  phát  triển  mạnh.  Trên  rễ  đã  bắt  đầu
         hình thành các nốt  sần.  Các nốt  sần  có  hình dạng và



         KỸ  THUẬT TRỒNG  ĐẬU  XANH                            53
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59