Page 95 - Gà Ta Ở Vườn Đồi
P. 95

/




         các  nước  châu Á và  cả  ở  Việt Nam  cũng  đã  xác  định
         được virus H5N1  gây bệnh cúm gà.  Tổ chức Thú y thế
         giới (OIE) xếp bệnh cúm gà vào danh mục bảng A gồm:
         lở mồm long móng, dịch tả lợn, Newcastle và cúm gà.
            Virus  cúm  có  2  kháng  nguyên  bề  mặt:  kháng
         nguyên  H  (Haemagglutinin)  và  kháng  nguyên  N
         (Neuraminidae)  luôn  thay  đổi  tạo  ra  các  chủng  virus
         mới:  H5N1,  H5N2,  H7N2,  H9N2...  Có  19  chủng virus
         cúm gia cầm có độc lực cao, có kháng nguyên H từ Hl,
         H2...  H16 và kháng nguyên từ Nl, N2...  N9.
            Virus tồn tại trong chất hữu cơ môi trường tự nhiên
         từ 2 tuần đến  1 tháng; trong môi trường nước từ 2 - 3
         tuần. Virus cúm gà chết trong nhiệt độ 65 - 70°c trong
         1 phút và dưới ánh nắng mặt trời từ 40 - 60 phút.  Các
         loại  hóa  chất  như  xút  (NaOH)  3%,  Chloramin  bột...
         dùng đúng liều lượng đều diệt được virus.

            Các  loại gia  cầm  đều  có  thể  mắc bệnh,  nung bệnh
         vài  giờ  đến  3  ngày.  Gia  cầm  mọi  lứa  tuổi  có  thể  bị
         cúm, thường từ 6 - 66 tuần tuổi, có tỷ lệ chết cao nhất
         là gà sắp dẻ, hoặc lúc đẻ  cao nhất.
            Chim hoang dã nhiễm virus H5N1  có thể không có
         dấu hiệu lâm sàng nên mùa đông chim di trú từ vùng
         lạnh  sang  vùng  ấm  làm  lây  lan  mầm  bệnh  cho  gia
         cầm,  nhất  là  thủy  cầm  trên  các  cánh  đồng.  Do  vậy,
         cần  có  chương  trình  phòng  chống  cúm  thống  nhất,
         không riêng ở một nước mà cả vùng.
            Bệnh  cúm  xâm  nhập  vào  cơ  thể  gia  cầm  bằng  2
         cách theo đường hô hấp hít thở không khí nhiễm virus
         và đường tiêu hóa do ăn, uống có mầm bệnh.
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100