Page 117 - Gà Ta Ở Vườn Đồi
P. 117
12. Bệnh giun đũa
Bệnh giun dũa phổ biến và gây tác hại lớn cho đàn
gà nuôi nông hộ, là bệnh ký sinh trùng trên gà mọi
lứa tuổi do giun đũa Ascaridia gây nên.
Giun đũa là loại giun to nhất ký sinh trong ruột non
của gà có giun đực dài 5 - 7cm, con cái 8 - lOcm. Giun
màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, thân thon dài, miệng
có ba môi. Đôi khi giun chui lên cả diều, mề và ruột
già. Giun đũa có thể sông trong cơ thể 1 năm. Giun cái
đẻ trứng và được bài tiết ra ngoài theo phân.
Gà ăn phải trứng giun ở giai đoạn cảm nhiễm có
lẫn trong thức ăn, nước uống vào cơ thể. Đến tá tràng,
ấu trùng chui ra khỏi vỏ xâm nhập vào lớp dưới niêm
mạc ruột. Sau 1 tuần ấu trùng lại chui ra và sống ở
ruột non và thành thục ở đó. Giun cái đẻ trứng và liên
tục thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và tiếp tục
lây lan.
- Nhiễm bệnh
Mọi lứa tuổi gà đều nhiễm bệnh nhưng nhiễm nặng
nhất ở gà con và gà dò. Gà lớn có sức đề kháng tốt
hơn, giun đũa sống trong cơ thể gà lớn phát triển
chậm hơn ở gà con. Gà nuôi nhốt, nuôi lồng mức độ
cảm nhiễm thấp hơn nuôi chăn thả.
Thức ăn đầy đủ làm cho gà có sức đề kháng bệnh
tốt hơn.
Gà nhiễm giun đũa nặng thường còi cọc, chậm lđn,
gà thịt gầy yếu, gà trứng đẻ giảm. Qua điều tra bình
quân một gà chứa 30 - 50 giun, nhiễm nặng tới 200
giun, nhẹ là 10 - 15 giun.
115