Page 102 - Gà Ta Ở Vườn Đồi
P. 102
- Triệu chứng
Gà bị ốm đột ngột với tỷ lệ ốm cao, mệt mỏi, ủ rũ,
xù lông, khó chịu bồn chồn, có gà quay đầu lại mổ vào
hậu môn của mình là nơi túi fabricius nằm sát hậu môn,
phía trên trực tràng. Túi fabricus sung to rồi teo dần,
phân gà bệnh ban đầu loãng trắng, sau chuyển màu nâu
vàng dính xung quanh hậu môn. Gà bệnh run rẩy, ăn
ít, sau 1 - 2 ngày ốm bắt đầu chết, chết cao vào ngày
thứ 3, 4, tỷ lệ chết đến 10 - 30%, nếu ghép với các bệnh
khác tỷ lệ chết đến 50 - 60%. Gà con bệnh bị suy giảm
miễn dịch kéo dài, chậm lớn, giảm khả năng phòng các
bệnh khác. Gà khỏi bệnh hay bị thiếu máu, còi cọc.
- Bệnh tích
Gà bệnh Gumboro chết gầy khô vì mất nước nhiều,
diều lép, cơ lườn nhợt nhạt. Xuất huyết lấm tấm từng
đám ở đùi, lườn, cánh, nội tạng. Túi bạch huyết (fabri-
cius) sưng to gấp 2 - 3 lần vào ngày gà ốm thứ 3, 4,
sau đó trở lại khối lượng ban đầu vào ngày thứ 5, 6,
rồi teo dần vào ngày thứ 8 chỉ còn 1/2 so với lúc bình
thường. Trong túi này có dịch nhầy, sánh đục vàng lẫn
máu, bệnh nặng thì có bã đậu.
Hiện tượng xuất huyết thành từng đám d lườn, đùi,
cánh, cả ở tim, dạ dày, tuyến tụy, ruột, trực tràng, van
hồi manh tràng, thận sưng to.
- Phòng bệnh
Bệnh Gumboro chưa có thuốc đặc trị. Chọn mua gà
giống nơi an toàn dịch bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt,
vệ sinh phòng bệnh chuồng trại, dụng cụ, thức ăn,
nước uống dảm bảo theo qui trình kỹ thuật.