Page 168 - Kì Vĩ Núi Đèo
P. 168

mài rực rỡ. Đó cũng là mùa có thời tiết thích hợp cho những
        cuộc du  lịch  khám phá.

             Vượt qua vùng đèo  heo  hút gió và  mịt  mù  sương  phủ,
        lên  cao gần  năm  chục  km  nữa  mới  thấy thị  trấn  Mù Cang
        Chải. Từ thị trấn Mù Cang Chải đi tiếp chừng 40 km đường
        núi  nữa  là sang đất Than Uyên  (Lai  Châu),  hoặc theo chân
        những cô gái  Mông đi  thêm chục kilômet nữa  là đến được
        những bản  làng của họ.


             ĐÈO TAM ĐIỆP

                 Một đèo, một đèo,  lại một đèo
                  Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo...

             Nữ sĩ  Hồ  Xuân  Hương đã  khéo tạc  hình  ảnh  ba  ngọn
        đèo  liên  tiếp  nhau  như thế.  Và tên  dân  gian  của đèo  này
        chính  là  Đèo Ba Dội.

             Đèo nằm ở giữa Thanh Hóa và Ninh Bình. Từ phía bắc
        vào, đèo thứ nhất cao 68 m, đèo thứ hai cao 110 m, đèo thứ
        ba cao 80 m (so với  mặt biển).
             Núi Tam  Điệp là vạt đá vôi cuối cùng từ Hoà Bình tràn
        xuống đến  sát biển.  Đến  đây núi  chỉ còn  cao  khoảng 200
        đến  500 m, địa hình  bị  chia cắt phức tạp và hiểm trở, tạo

         nên một bức trường thành ngăn cách đồng bằng Bắc Bộ với
         miền Trung.
             Xa xưa từ thời thuộc nhà Hán, đèo này là cửa ải có tên
         là  Cửu  Chân  Quan,  là  ranh  giới  tự nhiên  giữa  quận  Giao

        Chỉ ở phía Bắc và quận Cửư Chân ở phía  Nam.
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173