Page 144 - Kì Vĩ Núi Đèo
P. 144

Non  Nước,  đền  thờ Trương  Hán  Siêu  ở chân  núi,  Nghinh
       Phong Các (lầu đón gió) ở đỉnh  núi...


           NÚI HỒNG LĨNH - HỒN THIÊNG xứ NGHỆ TĨNH

                Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
                Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

           Điểm  nhấn  trên  bức  "tranh  họa  đồ"  ấy  là  dòng  sông
       Lam và núi  Hồng Lĩnh.
           Núi Hồng Lĩnh tên  Nôm  là Ngàn  Hống hay Rú Hôống,

       cũng  đọc  là  Hống,  tên  chữ  là  Hồng  Sơn  (núi  Hồng)  hay
       Hồng  Lĩnh,  là  dãy  núi  nổi  tiếng  nhất  Hà  Tĩnh.  Cùng  với
       sông  Lam,  núi  Hồng  được  xem  là  biểu  tượng  hồn  thiêng
       sông núi  của xứ Nghệ Tĩnh.

            Hồng  Lĩnh  chạy theo  hướng tây  bắc  -  đông  nam,  là
       phần  cuối  của  dãy  Pu  Lai  Leng.  Theo thần  thoại,  xưa  kia
       ông  Đùng gánh  đất  để tạo  nên  100  ngọn  núi,  nhưng đến
       ngọn  cuối  cùng  thì  đánh  rơi  ở  phía  bắc  sông  Lam,  nên
       chỉ còn  99  ngọn.  Xem trên  bản  đồ thì  có khoảng 60  ngọn
       nhô cao từ vài  chục  mét trở  lên,  ngọn  cao  nhất  là 676  m.
       Các  đỉnh  ấy  có  những  tên  gọi  dân  gian  như:  Nam  Bàn,
       Yên  Xuân,  Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên Tượng,  Mồng Già (hai
       ngọn),  Bạch  Tị,  Hương Tích,  Tai  Voi,  Mũi  Rồng,  núi  ông,
       Tháp Cờ, Chân Tiên...

           Trong núi có nhiều hang động, 26 khe suối từ trong núi
       chảy ra và nhiều truông,  hồ chứa nước.

           Hà Tĩnh  là đất địa  linh  nhân  kiệt.  Núi  Hồng  Lĩnh  gắn


                               > í C
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149