Page 24 - Khu Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Tân Trào
P. 24
trung tâm. Đầu năm 1942, phong trào tại các vùng
xung quanh núi Hồng đưỢc nhen nhóm. Các cơ sở cách
mạng ở đây một mặt củng cố vị trí của mình, mặt khác
từng bước xây dựng lực lượng vũ trang và tìm cách liên
lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ, bô"n huyện có địa hình hiểm trở,
dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào Dao, Tày, Nùng,
Cao Lan, Sán Chỉ, đời sống nghèo khổ, nhưng giàu lòng
yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Khi tiến hành xây dựng
phong trào Việt Minh, các đồng chí Cứu quốíc quân đã
triệt để khai thác những yếu tô" đó, đưa vào đường dây
họ hàng đồng niên, đồng cảnh để tuyên truyền giác ngộ
đồng bào. Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ sở Việt
Minh đưỢc xây dựng ở một sô" nơi trên một vùng rộng
lớn trải dài từ Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa (Thái
Nguyên) đến Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên
Quang) và một phần Lạng Sơn, Bắc Giang. Tháng 11-1943,
lãnh đạo Cứu quốc quân quyết định chọn núi Hồng làm
địa bàn xây dựng căn cứ bàn đạp để phát triển phong
trào ra xung quanh.
Lúc này, cách mạng Việt Nam đang phát triển
mạnh. Mặt trận Việt Minh đã lan rộng và sôi nổi ở cả
trung du, đồng bằng và các đô thị có tác dụng hỗ trỢ
phong trào cách mạng ở vùng rừng núi Việt Bắc.
Đầu năm 1944, khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai
được mở rộng. Tại Thái Nguyên, phong trào Việt
Minh ở Võ Nhai, Đồng Hỷ đưỢc củng cô", phát triển
22