Page 125 - Khu Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt Tân Trào
P. 125
phía tỉnh Tuyên Quang. Từ ngày 2-2-1948, Đài chuyển
vể Đồng Mộc, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn (có biệt
danh CAT ngoài), sau đó về bản Vèn, Bắc Kạn (khu này
có biệt danh là LTK). Tiếp theo chuyển vê bản Giáng,
xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn (có biệt danh CAT trong).
Từ tháng 4-1949, Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển vể
bản Đung (trước đây gọi là Chín Bung), xã Công Đa,
huyện Yên Sơn. Đây là địa điểm Đài ở và làm việc lâu
nhất trong kháng chiến chôhg thực dân Pháp xâm lược.
Thòi gian ở bản Đung, Đài có khoảng 70 cán bộ,
phóng viên, ngoài ra còn một số cộng tác viên thường
xuyên gửi tin, bài cho Đài như các ông Trần Văn Giầu,
Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Công Tường...
Tại đây, chương trình phát thanh của Đài được bắt
đầu lúc 6 giờ sáng. Mở đầu là nhạc hiệu do dàn hỢp ca
trình bày, sau đó là câu xưống "Đây là Đài Tiếng nói Việt
Nam". Chương trình đầu tiên trong ngày là tin tức thòi sự
trong nưốc và quốc tê bằng tiếng Việt, bản tin này dài 30
phút. Tiếp theo lần lượt đến các bản tin tiếng Anh, Pháp,
Trung Quốc, Lào, Khmer (Campuchia), mỗi bản tin dài 15
phút. Xen giữa các chương trình thời sự là một số tiết mục
văn nghệ do các ca sĩ của Đài trình bày trực tiếp trước
máy. Từ 9 đến 11 giò là bản tin thòi sự đọc chậm để các
địa phương ghi chép và phổ biến lại cho nhân dân.
Các chương trình phát buổi sáng đưỢc phát lại buổi
trưa và buổi tốỉ. Khi nhận được tin tức mới, Ban Biên
123