Page 144 - Không Phải Huyền Thoại
P. 144
Đánh điểm diệt viện 1 4 3
C ơ động ít, thế bố trí phân tán, tuyến ngoài mạnh Iihimg bên trong sơ
hở, công srr chira được củng cố nhiều, binh khí kỹ thuật ít. Địch lợi dụng
phòng tuyến thiên nhiên là sông Hồng và sông Đáy để tổ chức phòng
ngự. Nhìn riêng Liên khu 3, địch mạnh ở Sơn Tây và Hà Đông, còn Hà
Nam, Ninli Bình và Nam Định, địch yếu hon cả.
về phía ta, các Đại đoàn chủ lực 308, 312 và trung đoàn 174 đã tham
gia ba chiến dịch liên tiếp có nhiều tiến bộ, có kinh nghiệm chiến đấu.
Nhưng bộ đội bị mệt mỏi, lực lượng bị tiêu hao, bổ sung nhiều tân binh,
cán bộ mói đề bạt nhiều chưa có thời gian bồi dưỡng, về những đại đoàn
đang được xây dựng, Đại đoàn 320 chưa được ữang bị thêm, Đại đoàn
304 vừa được ữang bị xong nhmig cả hai đại đoàn này đều chưa qua
huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật mới. Qua chiến dịch Trung Du, xuất
hiện tư tưỏng ngại chiến đấu ở đồng bằng.
Ngày 20 tháng 4 năm 1951, Trung ương Đảng ra nghị quyết chính
thức mở chiến dịch ở Liên khu 3 (còn được gọi là Chiến dịch Hà Nam
Ninh) nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Phá tan khối ngụy
quân. Đẩy mạnh chiến tranh du kích. Tranh thủ nhân dân, giải quyết
một phần lương thực.
về nhiệm vụ của chiến dịch, như Nghị quyết của Trung ương Đảng
ngày 20-4-1951 xác định. Bộ Tổng tham mim xác định clủ tiêu tiêu diệt
địch là 3 tiêu đoàn.
Ngày 4 tháng 5 năm 1951, Ban chấp hành trung ương Đảng chỉ định
Đảng ủy chiến dịch gồm 7 người, vẫn do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm
Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch.
Lực lượng sử dụng trong chiến dịch là Đại đoàn 308, Đại đoàn 304,
Đại đoàn 320 và các lực lượng địa phương ba tỉnh: Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình.
Đại đoàn 308 sẽ phải trải qua một chặng đường hành quân 400
kilômét từ Bắc Giang qua Thái Nguyên, Phii Thọ, Hòa Bình tói Ninh
Bình. Đại đoàn 304 đang tập kết ở Tây Nam Ninh Bình, và Đại đoàn 320
tập kết ở khu vực Bồng Lạc, Hà Nam chỉ phải di chuyển ngắn.
Ba tỉnh Hà - Nam - Ninh thuộc Liên khu Nam đồng bằng, địch có 4
tiêu đoàn và 27 đại đội chiếm đóng, chủ yếu là quân ngụy. Một tiểu đoàn