Page 53 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 53

trong đà đi tới hội nhập và phát triển.  Ngưòi mắc
      tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế
      hệ sau, khiến cho thế hệ trẻ đi theo vết xe đổ.
         ở nhiều nơi,  dịp tổ chức lễ hội là thời điểm các
      dịch vụ đi kèm phái sinh trong lễ hội nở rộ và luôn
      song hành cùng tệ nạn o ép, chèo kéo, ép giá: dịch
      vụ sắp lễ, đội lễ thuê, khấn thuê trọn gói, hóa tiền
      vàng mã,  xin xăm, xóc thẻ, giải thẻ, cầu cúng giải
      tội  giải  hạn,  bán  bùa  cầu  an  sát  tà,  v.v.  khá  lộn
      xộn  khiến  cho  một  bộ  phận  người  dân  sỢ  hãi  và

      buồn rầu,  ngơ ngác, bán tín bán  nghi  sau các dịp
      đi lễ hội.
         Tệ  nạn  xã  hội  tại  di  tích,  lễ  hội,  dù  dưới  hình
      thức công khai  hay trá hình,  lén lút,  giấu  giếm...
      đều là “mặt xám” của tổng thể các hoạt  động văn
      hóa và tâm  linh  xảy ra trong kỳ dịp  hoặc thường
      xuyên,  khiến  chất  lượng  và  uy  tín  của  lễ  hội  bị
      ảnh  hưởng,  giảm  sút,  thậm  chí tạo  nên  hiệu  ứng
      tâm  lý không tốt cho đối tượng người hành lễ,  du
      khách tham quan (nhất là trong trường hỢp chính

      họ là nạn nhân).
         -  Những  hành  vi  vi phạm,  làm  sai  lệch  hoặc
      hủy hoại và thất thoát cổ vật, hiện vật ở di tích
         Đôl với các di tích, những cổ vật, bảo vật thường
      liên  quan  tới  quá  trình  thờ  phụng  thần  thánh  ở
      địa  phương.  Có  thể  là  sắc  phong,  hoành  phi,  câu
      đối,  đồ  bát  bảo,  lư  hương,  hạc  đồng,  bát  hương,
      chuông,  khánh,  v.v.  hay chỉ  là  những  đồ vật  nhỏ

                                                       53
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58