Page 126 - Huế Trong Tôi
P. 126
tranh luận với đối phương. Với các ưu điểm nổi trội của
mình, ông vừa là một nhà báo, một cây bút lành nghề và
lão luyện, vừa là một nhà giáo giỏi đầy uy tín, một chính
khách sắc sảo, hùng biện và dũng cảm trong đấu trarủi
công khai tại nghị trường, ông đã bảo vệ không mệt mỏi
quyền lợi của quần chúng lao động và các dân tộc Đông
Dương. Nhờ vào tài năng, nhân cách và uy tín, ông đã trở
thành một chiến sĩ xã hội trụ cột của phong trào dân chủ,
thực hiện xuâ't sắc chủ trương, đường lối của Đảng Cộng
sản, và vì vậy đã đóng vai trò xuâ't sắc là cầu nối của
những người xã hội (ông là đảng viên Đảng Xã hội Pháp)
với những người cộng sản và dân chúng cần lao, nên đã
được suy tôn danh hiệu cao quý là: "Người chiến sĩ của dân
chúng”, một lời đánh giá công minh và tốt đẹp nhâ't đối
với một trí thức cách mạng chân chừủi.
Phan Thanh trỏ thành nghị viên Viện nhân dân đại
biểu Trung Kỳ (gọi tắt là Viện Dân biếu Trung Kỳ) năm
1937 cũng là một việc râ't đặc biệt. Trong thời kỳ Mặt trận
Dân chủ, Đảng Cộng sản chủ trương; "Vô luận là cuộc
tuyển cử gì, Đảng ta có thế tham gia được, là nên tham
gia. Chúng ta cần lợi dụng các thời kỳ tranh cử mà tuyên
truyền khẩu hiệu của ta, phải lợi dụng vào các cơ quan
gọi là lập hiêh mà bênh vực quyền lợi cho quần chúng lao
động và các lórp dân chúng bị áp bức"k Đảng còn chỉ rõ:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.6,
tr.231.
124