Page 5 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 5
LỜI NÓI ĐẨU
Ngày nay, ở Việt Nam và trên thế giới, ai cũng hiểu rõ
sự gắn bó mật thiết giữa rừng cây và đời sống con người. Để
duy trì được môi trờng sinh thái bền vững, vấn đề bảo vệ cho
được diện tích rừng hiện có, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng mới
và phục hồi rừng trên các diện tích đất rừng hoang hoá, nâng
độ che phủ và phủ nhanh đất trông đồi trọc là nhiệm vụ lóm
lao, cấp bách của đất nước.
Những nám qua, rừng nước ta đã bị suy giảm cả vê sô'
lượng và chất lượng nên chưa đảm bảo đầy đủ các chức
năng: bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp lâm sản,...
Mất rừng gây nên tình trạng đất bị thoái hoá do xói
mòn, rửa trôi, sụt lở; các lòng sông, lòng hồ bị bối lấp;
hạn hán lũ lụt xảy ra thường xuyên; gió bão tàn phá, nhất
là ở các vùng ven biển cát bay lấn chiếm các khu dân cư,
đồng ruộng, đường sá, gảy tác hại lớn đến sản xuất và đời
sống nhân dân.
Do đó, người dân ở vùng đồi núi cần phải bảo vệ rừng,
trồng mới rừng và canh tác trên đất dốc sao cho bền vững
để sử dụng mảnh đất của mình lâu dài, Ổn định thì sẽ tránh
được những thiệt hại không những đối với hiện tại mà cả
cho các đời con cháu mình.
Canh tác trên đất dốc hợp lý, biết áp dụng các biện
pháp kỹ thuật phù hợp để thu hoạch các sản phẩm nông
lâm nghiệp cao một cách lâu dài, Ổn định mà không bị mất
đi và không bị giám độ phì nhiêu.
Đ ể giải quyết các vấn đề đó, bà con có thể dùng các
biện pháp khác nhau như làm ruộng bậc thang, đóng cọc,
xếp đá hoặc đào rãnh để giảm sự cuốn trôi đất của nước
mưa, bón phân hữu cơ để cải thiện độ phì đất... nhưng
biện pháp quan trọng và bền vững nhất, kinh tế nhất là
chọn loại cây trồng và bố trí cây trỏng hợp lý trên đất dốc.
3