Page 66 - Di Tích Lịch Sử Chùa Hương
P. 66

'Oi /<>/» tụi,   cS )àa   Í 6



          Ngài là người nghiêm trì giới luật, ưa hạnh Lan nhã
         xứng đáng là  bậc pháp  khí trong sơn  môn.  Do vậy,
         năm  Bính  Dần  niên  hiệu  Bảo  Đại  năm  thứ  nhất
          (1926), lúc đó Ngài 45 tuổi được tổ Thanh Quyết (tổ
         thứ  8  Hương Tích)  cử  làm  Giám  viện  Chùa  Hương
         thay  Tổ  hướng  dẫn  Tăng  chúng  trong  Tùng  lâm.
          Năm  nám  sau tổ Thanh  Quyết thấy  mình  sức yếu,
         công duyên đã mãn bèn chính thức  trao truyền Y bát
         cho Ngài để thay Tổ trụ trì Chùa Hương. Khi ấy vào
          năm  Nhâm  Thân  niên  hiệu  Bảo  Đại  thứ  6  (1932),
          Ngài đã 51 tuổi là hàng thứ 7 trong sô" những đệ tử
          của tổ Thanh Quyết.

             Vối chí nguyện độ  sinh,  giáo hóa Tăng chúng là
          rạng danh nơi Phật tích. Tổ giáo dưỡng được hơn 100
          đệ tử xuất gia đều tinh thông thế học lẫn  Phật học
          như  các  Hoà  thượng:  Tô" Liên  (Thanh  Lai),  Thanh
          Chân (Tổ thứ  10  Chùa  Hương), Thanh uẩn,  Thanh
          Khánh, Thanh Bảo, Thanh Nga, Thanh Vinh, Vô Vi,
          Thanh  Biền,  Thanh  Châu,  Thanh  Tặng,  Thanh
          Tùng, Thanh Thụy, Giác Hải vv...
              Trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam
          những năm đầu thế kỷ XX, Giáo hội thỉnh Ngài làm
          Kỳ túc Tăng già Bắc Việt (Chứng minh Đạo sự). Tiêp
          đến  năm  1938 khi chùa  Quán  Sứ  được  trùng hưng,
          Tố’ lại được Giáo hội Tăng - già thỉnh ra đảm nhiệm
          thủ quỹ phụ trách hưng công chùa Quán Sứ cùng yới
          các bậc tôn túc trong Tăng - già Bắc Việt.
              Ngoài trách nhiệm đôi với Tăng - già, Tô còn sửa
          sang tạo dựng trên  10 ngôi chùa lốn nhỏ ở khắp các
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71