Page 48 - Đại Dương Kì Diệu
P. 48
Qua thí nghiệm chứng minh rằng giả thuyết này hoàn toàn có căn cứ, đổng
thời hiệu quả thu được rất tốt. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nếu như sử
dụng nước biển tầng sâu thay thế cho nước biển thông thường khi thí nghiệm,
thì tảo biển sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng hơn rất nhiểu, từ cíó sẽ làm cho
lượng khí thải cacbonic được khống chế hiệu quả hơn. Đổng thời, loài tảo biển
sinh sôi với số lượng lớn trong nước biển có thể dùng để làm phân bón hoặc
thức ăn cho dộng vật.
Khả năng giữ khí cacbonic
Cùng với sự khai thác nước biển tầng sâu, con người cũng vô tình phát hiện
thêm những hiện tượng kì diệu của nó.
Dưới đại dương sâu 600 mét lại chính là nơi giữ cacbonic tự nhiên dạng lỏng.
Các nhà khoa học đã lí giải rằng ở nơi sâu 600 mét này, áp lực của nước khiến cho
cacbonic chuyển sang thể lỏng; giả sử như ở những nơi sâu dưới 3000 mét, khí
cacbonic dạng lỏng sẽ trở nên nặng hơn nước, rất dễ chìm xuống đáy biển. Trong
môi trường nước sâu lạnh dưới 10 độ c, khí cacbonic dạng lỏng còn xuất hiện
một màng mỏng như một lớp loại mứt quả, có thể tránh cho cacbonic khuếch tán
ra môi trường nước biển xung quanh.
Nhờ vào hiện tượng dộc đáo dược phát hiện bất ngờ này, các nhà khoa học
của viện nghiên cứu Trung ương điện lực Nhật Bản đã lập kế hoạch truyền trực
tiếp cacbonic vào tầng biển sâu, họ dùng nước biển tầng sâu để cất giữ cacbonic.
Họ dự tính, khí cacbonic được “cất giữ” kĩ như vậy nếu muốn quay trở vế tầng khí
quyển ít nhất phải mất 1000 năm nữa. Đến khi đó, họ cũng đã có đủ thời gian để
tìm ra phương pháp xử lí vấn đế hiệu ứng nhà kính nan giải này rối.
Nhìn chung, trong tương lai, nước biển tầng sâu sẽ thể hiện vai trò và tiếm lực
to lớn của mình trong rất nhiễu lĩnh vực, và trở thành nguồn tài nguyên thiên
nhiên quan trọng nhất của loài người.
48