Page 29 - Công Nghệ Sinh Học Cho Nông Dân Quyển 4
P. 29
loại rau, trái cây. Các loài thuốc quá độc thường dễ gây
ngộ độc cho người ăn các loại nông sản có phun các loại
thuốc đó. Các loại thuốc chậm phân hủy ngoài việc lưu
tồn dư lượng độc hại trên nông sản có sử dụng thuốc mà
còn lưu tồn trong môi trường lâu dài tạo ô nhiễm trầm
trọng cho môi trường sống của con người và các sinh vật
khác. Chính vì lý do trên mà Nhà nước đã cấm sử dụng
một số Thuốc trừ sâu quá độc hoặc quá chậm phân hủy.
Các loại thuốc cấm đó gồm các loại thuôc thuộc nhóm
Clor hữu cơ như DDT, BHC, Linđan... Thuốc hóa hữu cơ
như Metylparathion và một số tên thuốc khác hiện không
còn trên thị trường nữa. Ngoài ra, một sô" thuốc khác
cũng quá độc và chậm phân huỷ nhưng vẫn còn phải
dùng vì nhu cầu cho sản xuất được Nhà nước đưa vào sử
dụng, trong số đó có các loại thuốc mà bà con thường
quen dùng lâu nay như Monitor, Azodrin, Furađan,
Thiodan, Dimecron, DDVP... Hoặc các thuốc có tên
thương mại khác nhưng có chứa cùng một loại hoạt châ"t
như các thuốc trên. Đôi vơi các loại thuốc này, khi dùng
phải hết sức cân nhắc, cẩn thận và cần phải có các
phương tiện phòng độc đầy đủ. Ngoài ra các thuốc rầy
theo quy định của Nhà nước không được dùng trên cây
rau vì cây rau thường dùng ăn ngay sau khi thu hoạch nên
dễ gây ngộ độc.
Ngoài ra để sử dụng thuốc trừ sâu được hữu hiệu và
28