Page 74 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 74
Con hãi bấ m Ẹ trà lùi
tại Athens từ ngày 25/3 đến 3/4/1896, với sự tham dự của 285 vận động
viên thuộc 12 nước. Tại đại hội này, chỉ có các vận động viên nam
được quyền thi đấu 9 môn, gồm điền kinh, đấu kiếm, bắn súng, bơi
lội, thể dục dụng cụ, cử tạ, vật, xe đạp và quần vợt. Chỉ đến lần tổ
chức thứ 2 tại Paris, năm 1900, phụ nữ mới được tham gia thi đấu. Từ
đó đến nay, phong trào Olympic không ngừng phát triển, trở thành
sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, ủy ban Olympic quốc tế (lOC)
đã trở thành cơ quan chủ quản của Phong trào Olympic, với Hiến
chương Olympic xác định cấu trúc và cơ quan có thẩm quyền của nó.
Là cơ quan ra quyết định, lOC chịu trách nhiệm về việc lựa chọn các
thành phố chủ nhà cho mỗi Thế vận hội. Các thành phố chủ nhà
chịu trách nhiệm về tổ chức và tài trợ, kỷ niệm Thế vận hội sao cho
phù hợp với Hiến chương Olympic. Trong thời gian diễn ra Thế vận
hội, các nghi thức được tiến hành bao gồm nhiều nghi lễ trong đó có
lễ khai mạc và bế mạc, trong mỗi buổi lễ đều sử dụng biểu tượng là
lá cờ và ngọn đuốc Olympic. Hơn 13.000 vận động viên cạnh tranh
tại Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa đông ở 33 môn thể thao
khác nhau và gần 400 cuộc thi. Các vận động viên đạt thành tích cao
trong mỗi cuộc thi nhận được huy chương Olympic: vàng, bạc,
đồng. Thế vận hội đã ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. Thế
nhưng, thế vận hội vẫn còn nhiều thách thức lớn như: Sử dụng chất
doping trong thi đấu, nạn khủng bố. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt để
nước chủ nhà quảng bá hình ảnh quốc gia của mình với thế giới.
Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội năm 1952 với tư cách
Quốc gia Việt Nam, khi đất nước Việt Nam bị chia cắt chỉ còn lại Việt
Nam Cộng hòa tranh tài từ năm 1956 cho đến năm 1972. Sau khi đất
nước thống nhất, Việt Nam tranh tài từ năm 1980 tới nay. Vì lý do
kinh tế và chính trị, Việt Nam không tham dự hai kỳ Thế vận hội
1976 và 1984. Đối với Thế vận hội Mùa đông, Việt Nam chưa từng cử
đại diện tham gia.