Page 5 - Chuyên Đề Ôn Tập Và Luyện Thi Địa Lý 12
P. 5
c. Thành tựu
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.
- Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số (năm 1986: 487,2%;
năm 2000: -1,6%; năm 2005: 8,3%).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. (Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai
đoạn 1987 - 2004 của Việt Nam là 6,9%, chỉ sau Xinh-ga-po (7,0%) trong cả nước
ASEAN).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉ trọng
của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 chỉ còn 21%. Tỉ ừọng của
công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt 41%, vượt cả tỉ trọng
của khu vực dịch vụ (38%).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét:
+ Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và
dịch vụ lớn.
+ Những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên
phát triển.
- Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời
sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện.
+ Tỉ lệ nghèo chung giảm từ 58,1% năm 1993 còn 19,5% năm 2004.
+ Tỉ lệ nghèo lương thực giảm từ 24,9% năm 1993 còn 6,9% năm 2004.
d. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế
tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển
bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, chống lại các
tệ nạn xã hội, mặt trái của kirủi tế thị trường.