Page 244 - Bửu Ngôn Du Lịch Ba Miền Tập 1
P. 244
VĨNH LONG (070) # 2 3 1
Miếu Văn Thánh
Theo đường Trần Phú đi khoảng hai cây số, phía lề bên
phải, ở cổng, dưới hàng chữ Hán, có dòng chữ ‘Văn Thánh
Miếu’ tiếng Việt. Khuôn viên rộng rãi, cây cao bóng mát.
Có hai tòa nhà riêng biệt. Trong cùng là miếu thờ Khổng
Tử, khá đơn sơ. Phía gần cổng miếu thờ Phan Thanh Giản,
rất trau chuốt.
Phan Thanh G iản (1796-1867) là người tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1826 dậu tiến sĩ, vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ. Ong
nổi tiếng ở kiến thức uyên bác, thanh liêm, làm quan đến
chức H ình Bộ Thượng Thư và Cơ Mật Viện thần. Quân
Pháp đánh chiếm Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông, vua Tự
Đức cử Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, cẩm đầu phái
đoàn sang Pháp điều đình. Năm 1863, đến Pháp, ông thấy
rất rõ sự hơn hẳn của quân sự và khoa học phương Tây, ra
sức tìm hiểu về các vấn đề giao thông, quân sự, tài chính...
Về nước ông dâng sớ xin duy tân, bỏ chính sách bê quan
tỏa cảng, gởi lưu học sinh... Năm 1866, ông làm Kinh Lược
Đại Thần các tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Năm 1867, người
Pháp tiến đánh, các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên
mở cổng thành không kháng cự. ông tuyệt thực 17 ngày,
chưa được chét, ông hướng về phía Bắc (triều đình Huế) quì
lạy rồi uổng thuốc độc tự tử tại Vĩnh Long. Triều đình đục
tèn ông trên bia tiến sĩ Văn Miếu Huế. Cái chết ‘phản quôc’
hay cái chết bi thảm để tránh sự đổ máu của nhân dân và
binh sĩ trong một trận đánh không cân sứcì
CÙ lao An Bình-Bình Hòa Phước
Khu vực này đang nổi lên như vườn cây ăn trái cho du
khách toàn miền Nam. Một nơi mê cung sông rạch, với
những con đường làng giữa vườn cây trái xum xê, và nhất
là nơi người dân cù lao thân thiện, không có chuyện giá cả
chăt chém.