Page 228 - Bửu Ngôn Du Lịch Ba Miền Tập 1
P. 228
2 1 6 • ĐỒNG THÁP (067)
Từ thị xã Tân An theo quốc lộ 62 đến
Tân Thạnh, rồi theo tỉnh lộ 844 về phía
Tràm Chim. Nhiều đoạn đường đất đá,
chỉ nên đi vào mùa khô.
Trên một đoạn đường chừng lOOm ở
Gò Tháp, có các điểm sau: Khu khai
quật Gò Tháp, đền thờ Thiên Hộ Dương
và Đôh Binh Kiều, chùa Tháp Linh, miếu
Bà Chúa Xứ.
Khu khai quật Gò Tháp, có phần
Khu khai quật Gò Tháp
nền móng bằng gạch của các kiến trúc
(có mái che) và cây trâm
thuộc nền văn hoá Phù Nam, xây dựng
cổ thụ.
khoảng 1500 năm trước.
Đ ền thờ Thiên hộ Dương và Đôc binh K iều, dựng
năm 1958, làm mới lại năm 1993. Giữa sân có tượng Thiên
hộ Dương và Đôc binh Kiều. Sau đền có mộ Đốc Binh Kiều.
Thiên hộ Dương, thế kỷ 19, tên thật là Võ Duy Dương,
nhà khá giả, quy tụ cả ngàn nghĩa dũng, nên được gọi là
Thiên Hộ. ôn g cùng Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều khởi quân
chống Pháp. Yếu thế, ông rút về vùng Tháp Mười hiểm trở
lập căn cứ. Khi quân Pháp đánh đến, Đốc binh Kiều tủ
trận. Thiên Hộ Dương định rút về miền Trung nhưng bị
nạn, chết ngoài biển.
Lễ hội tưởng niệm Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều trong
3 ngày, 14, 15, 16 tháng 11 âm lịch, thường trùng ngày năm
mới dương lịch. Trong những ngày này, rất đông người hành
hương, cơm canh bày sẵn miễn phí, ca nhạc, hát bội, cải lương.
Chùa Tháp Linh, hay Tháp Mười cổ tự, một ngôi chùa
nhỏ, không có gì đặc biệt. Trong chùa có ảnh chụp ngôi tháp
10 tầng, cao 42m, dựng thời Ngô Đình Diệm. Ngôi tháp này bị
quân Giải Phóng đánh sập năm 1960.
M iếu Bà Chúa Xứ rất đơn sơ. Ngày vía Bà, 15, 16 tháng 3
âm lịch, rất đông người hành hương.