Page 424 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền Tập 2 Trung
P. 424
QUẢNG TRỊ (053) #411
Từ Việt Nam qua Lào, thủ tục khá nhanh. Nếu bạn mang
hành lý bình thường, không có vẻ đi buôn, thì cũng không
kiểm tra gì. Từ Việt qua Lào, cách hay nhất là mua vé xe
khách đến thẳng một thành phố Lào. Một cách khác là đi
xe khách đến cửa khẩu, qua cửa khẩu, đón xe khác để vào
đất Lào.
Từ Đà Nẵng, Huế, Đông Hà đều có xe khách đi thị xã
Xavẳnnàkhệt của Lào. Nếu tính từ Đông Hà, bạn đi 80km đến
cửa khẩu. Qua cửa khẩu đi thêm 255km đến Xavẳnnàkhệt.
Bởi vậy có tuyến du lịch ‘một ngày ăn cơm 3 nước’: ăn sáng
ở Đông Hà, ăn trưa ở Xavẳnnàkhệt (bên bờ mê Kông), và ăn
tối ở Mục Đa Hãn của Thái (bên kia bờ Mê Kông).
Khe Sanh
Từ Đông Hà, đến thị trấn Hướng Hóa, rẽ phải, theo đường
Trường Sơn nhánh Tây, đi thêm 2,5km để đến đi tích căn
cứ Khe Sanh.
Khe Sanh vào năm 1968 là một căn cứ lớn của thuỷ quân
lục chiến Mỹ, án ngữ đường tiếp tế từ Bắc vào Nam. Trong
căn cứ, có sân bay dã chiến, các cụm pháo 105 ly. Đầu năm
1968, các sư đoàn quân Giải Phóng bao vây Khe Sanh, bắt
đầu bắn các loạt đạn hiệu chỉnh vào căn cứ. Người Mỹ chờ
đợi cuộc tấn công vào Khe Sanh với ám ảnh của Điện Biên
Phủ. Đây sẽ là cơ hội tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của đổi
phương, hay một thảm bại quyết định?
Ngày 20! 1! 68 (10 ngày trước tết Mậu Thân), pháo 130
ly và hoả tiển 122 bắt đầu rơi xuống Khe Sanh, bắn nát phi
đạo. Vòng vây siết chặt, đạn bắn tỉa khắp nơi. Trong 2 tháng
sau đó, máy bay Mỹ ném 100.000 tấn bom yểm trợ căn cứ.
Trận tấn công tổng lực vào Khe Sanh đã không hề xảy ra.
Khe Sanh chỉ là đòn nghi binh quy mô cho cuộc tổng tiến
công Mậu Thân.
Sau chiến tranh, căn cứ Khe Sanh và sân bay dã chiến