Page 62 - Biện Pháp Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
P. 62

đặc, trong đó có những loại thuốc có có tính độc cao, dễ
        có khả năng bị ngộ độc qua cả 3 con đường tiếp xúc, xông
        hơi, qua miệng. Trường hợp này, nhất thiết phải trang bị
        đầy đủ  các đồ bảo hộ  lao  động theo khuyến cáo trong
        suốt thời gian làm việc. Khi làm việc trong kho, cần mở
        các cửa sổ, cửa kho, mở quạt thông gió để xua bđt khí
        độc trong kho, giúp cho người công nhân đỡ phải hít thở
        không khí ngột ngạt của kho thuốc.
          Đốì với người nông dân sử dụng thuốc BVTV thì lúc
        mở chai thuốc đậm đặc rót vào ống đong, để pha thuốc
        trong các xô nước rồi đổ nước thuốc vào bình bơm, đây
        chính là lúc phải có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao
        động, đề phòng thuốc đậm đặc trong chai có thể rây rớt ra
        tay, văng vào mắt, vào mặt, vào tay, dây vào thân.

           - Trang bị bảo hộ  lao động của người đi phun thuôc
        BVTV  trên  đồng  ruộng  phụ  thuộc  vào  loại  thuốc  sử
        dụng. Nếu loại thuốc sử dụng tương đối ít độc đối với
        người và  động vật máu nóng, có trị số LD50 về  độ độc
        cấp tính qua miệng, qua da rất cao (LDS0 lên đến hàng
        ngàn mg/kg) thì trang bị bảo hộ lao đông tương đối đơn
        giần,  người  nông  dân  chỉ  cần  đội  nón  lá,  đeo  kiếng
        (kính),  mặc  quần  áo  dài  tay  khi  đi phun thuốc  là  đủ.
        Nhưng nếu thuốc  sử  dụng  có  độ  độc  cấp  tính  cao  thì
        phải mang đầy đủ các đồ bảo hộ lao động khi pha thuốc,
        phun thuốc (ví dụ:  khi sử dụng thuốc chuột kẽm phot-
        phua, các loại thuốc trừ sâu gốc Methomyl, Endosulfan,

                                                              61
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67