Page 131 - Bệnh Tiểu Đường Và Cách Điều Trị
P. 131

kém phát triển,  đa ối hoặc thai to. Thai to nhưng
        rất  yếu,  dễ  bị  rối  loạn  chuyển  hoá  và  mắc  các
        bệnh trong thời kỳ sơ sinh và rất dễ bị hạ đường
        huyết và canxi huyết sau đó.
            Người  mẹ  mắc  bệnh  tiểu  đường  có  thể  gặp
        những biến chứng như rối loạn chuyển hoá,  nhiễm
        khuẩn và tổn thương tại mắt,  thận,  nhiễm độc thai
        nghén, tiền sản giật, nhiễm khuẩn hậu sản.
            Do những nguy cơ trên,  phụ nữ bị tiểu đường
        không nên  có  thai  khi  bệnh  chưa  được  điều  trị
        ổn định.
            Tiểu  đường do  thai  nghén  (xuất  hiện  khi  thai
        (được  24 tuần trở  lên)  thường gặp ở những người
        béo  phì,  lớn  tuổi  (trên  35  tuổi),  tăng  cân  nhiều
        trong lúc có thai,  thai to,  hoặc tiền sử gia đình có
        người bị tiểu đường... Trong trường hỢp này,  thai
        không bị  dị  dạng nhưng có  thể  bị  chết  lưu,  sinh
        non, kém phát triển hoặc thai to. Khi phát hiện bị
        bệnh  tiểu  đường,  người  mẹ  cần  tuân  thủ  nghiêm
        ngặt  chế  độ  ăn.  hạn  chế  glưxit.  cần  khám  thai
        thường xuyên  hơn  (2  tuần  hoặc  1  tháng/lần  hoặc
        bất cứ lúc  nào thấy có  dấu hiệu bất thường),  cần
        theo  dõi  chặt  chẽ  sự  phát  triển  của  thai  nhỉ  và
        tình trạng tiểu đường của người mẹ. Nếu cần dùng
        thuốc  thì  phải  đưỢc  thầy  thuốc  chỉ  định  và  theo
        dõi. Các trường hỢp mắc tiểu đường do thai nghén
        đường tự mất đi sau đẻ vài tuần.

             41.      Biến chứng hạ đường huyết ỏ bệnh nhân
        tiểu đường - Những điều lưu ý
            Nếu không biết cách đề phòng và xử trí kịp thời



         132  HOÀNG THÚY biên soạn
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136