Page 66 - Bệnh Răng Miệng Cách Phòng Và Điều Trị
P. 66
+ Thức ăn hay gia vị nặng mùi như hành tỏi có
thể tạo mùi hôi tạm thời.
+ Mùi phát ra khi đói: Những trường hợp bệnh
nhân đang theo chế độ ăn kiêng, hạn chế số bữa ăn
trong ngày có thể bị hôi miệng dù chải răng rất kỹ.
Ăn trái cây và uống nước trái cây có thể đưỢc cải
thiện được vấn đề này.
+ Vấn đề do răng: Sâu răng và viêm nướu nặng
có thể làm hơi thở có mùi. Chữa răng sâu, làm sạch
răng giảm viêm nướu sẽ cải thiện tình trạng này.
+ Bệnh toàn thân không đưỢc phát hiện sớm và
điều trị sẽ tạo mùi hôi trong hơi thở: Tiểu đường,
suy thận, viêm amydale, bệnh đường hô hấp như
hen suyễn, ung thư...
+ Vấn đề dạ dày thường ít ảnh hưởng đến mùi
hơi thở, trừ trường hỢp régurgitation.
+ Đang dùng thuốc, uống rượu, hút thuốc và
những thay đổi hormon cũng có thể làm hơi thở có
mùi khó chịu.
+ Căng thẳng thần kinh cũng là một yếu tố quan
trọng. Khi bạn bị stress, miệng sẽ trở nên khô, số
lượng vi khuẩn trên lưỡi tăng sẽ làm hôi miệng, cần
chải lưỡi thường xuyên để hạn chế hiện tưchig này.
- Các phương pháp bảo vệ hơi thở luôn thơm tho:
+ Chải răng 2-3 lần / ngày.
■f Sử dụng chỉ nha khoa 1 lần / ngày.
67