Page 127 - Bấn Gái Trưởng Thành
P. 127
B Ạ N G Á I T R Ư Ở N G T H À N H
ban màu xanh, đường viền rõ ràng, khi ấn thì giảm
màu, dân gian quen gọi là vết chàm. Đây là vết mà
người phương Đông thưòng có, có lúc ỏ trên lưng, cánh
tay, ỏ chân. Đây là do tế bào sắc tố ỏ tầng sâu dưới da
tích tụ mà thành, không cần chữa trị, thường đến 5-6
tuổi sẽ mất đi.
Sản lưu và huyết thủng
Khi đầu của thai nhi qua đường sản, nơi tiến vào
đầu tiên do nhiều lần chịu áp lực mà hình thành mụn,
thường phát sinh nhiều ồ đầu, do da đầu tích máu, thuỷ
thũng gây nên. Khi dùng tay sờ có thể cảm thấy như
những cục bông mềm. Hiện tượng này sẽ mất đi sau vài
ngày trẻ ra đời.
Một số thai nhi khi đầu chịu áp lực, máu bọc giữa
da đầu, cổ và mô bên ngoài da hình thành huyết thũng,
sau khi ra bên ngoài có thể thấy một bên đỉnh đầu sưng
giống như trứng chim bồ câu hoặc nửa quả trứng gà,
thỉnh thoảng có ỏ cả hai bên. Đây là hiện tượng xuất
huyết dưối mô đầu và cổ, không ảnh hưỗng đến não.
Lúc đầu dùng tay sờ sẽ có cảm giác căng nhất định, sau
đó cứng dần, những huyết thũng nhỏ sẽ mất đi trong
thời gian rất ngắn. Những huyết thũng to phải mất
mấy tháng, thậm chí một năm mới mất đi, không nên lo
lắng.
%
Kích thước của thóp
Thóp là phần mềm trên đỉnh đầu của trẻ sơ sinh, có
hình củ ấu. Đường kính góc khoảng 2cm. Chếch phía
sau có hình tam giác nhỏ gọi là thóp sau hoặc thóp nhỏ.
1 3 0