Page 174 - 99 Danh Thăng Cảnh Việt Nam
P. 174

99 DANH THẮNG VIỆT NAM                                       17 5

      đại  diện  đạo Mẫu  ở Việt Nam.  Bà  là  Quỳnh  Hoa  - con  gái
       thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian về  tội làm
      vỡ cái  li  ngọc quý.  Xuống hạ  giới,  nàng chu  du,  khám  phá
      mọi miền, qua đảo Tây Hồ  phát hiện ra đây là  địa linh scfn
       thuỷ hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ để vui thú
       văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.  Quỳnh Hoa đã  tái
       ngộ  văn  chương  cùng  Trạng  Bùng  Phùng  Khắc  Khoan  (lần
       thứ nhất hai người cùng đàm đạo tại Lạng Sơn) trong vai cô
       chủ  quán tửu lâu Tây Hồ  phong nguyệt.  ít ngày sau, Trạng
       Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ
       nước  mênh mông.  Quỳrửi  Hoa  đã  được  dân  chúng  lập  phủ
       thờ,  đặt  tên là  Bà  Chúa  Liễu  Hạnh,  được  xem là  một trong
       bốn  vị  "tứ bất  tử"  (Sơn  Tiiứi,  Thánh  Gióng,  Chử  Đồng  Tử,
       Liễu Hạnh), là  tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc.
       Theo quan niệm dân gian, Bà  Chúa Liễu Hạnh đã  trở thành
       một mẫu quyền năng vô  lượng và phân thân, hoá  thàrửi các
       quyền lừửì cai  quản muôn mặt của vũ  trụ:  Mẫu  Cửu Thiên
       Huyền Nữ cai quản trên trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi
       rừng, Mẫu Thuỷ cai quản trên sông biển, thể hiện sự ngưỡng
       mộ  chân  thành,  coi  trọng vai  trò  của  người mẹ.  Vì  thế phủ
       Tây Hồ còn được gọi là phủ Mẫu. Phủ Tây Hồ còn gắn liền
       với truyền thuyết về Kim Ngiíu (Trâu Vàng) và ở phủ Tây Hồ
       cũng dựng một đền Kim Ngiíu Đế thờ thần Trâu Vàng.
           Vào ngày rằm và mồng một hàng tháng, đặc biệt là dịp
       tết nguyên tiêu,  khách hành hương về  đây rất đông,  trước
       là  để  dâng  hương  thể  hiện  lòng  thành  kính,  sau  là  cầu
       mong Thánh Mẫu ban cho cuộc sống may mắn, an lành.
           Không chỉ được biết đến như một chốn linh thiêng, phủ
       Tây Hồ còn nức tiếng xa gần là một thắng cảnh nổi tiếng của
       đất Hà thành. Từ cổng vào, sau bóng cây đa cổ là đường vào
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179