Thiên sử vàng Điện Biên Phủ – Thắng lợi vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam
Chiến tranh đã lùi xa gần hai phần ba thế kỷ, nhưng dư âm 56 ngày đêm chiến đấu ngoan cường “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” của quân và dân Việt Nam vẫn lắng đọng trong những trang sử vàng hào hùng của dân tộc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là “cột mốc vàng’ lịch sử, đánh dấu bước tiến thần kỳ của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; biểu tượng của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; là kết quả của sự nỗ lực, bền bỉ đấu tranh của toàn quân, toàn dân ta, dưới ngọn cờ lãnh đạo thiên tài của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đối phó với âm mưu nham hiểm của kẻ thù, Đảng ta đã có đối sách thích hợp: Từ ngày 2/9/1945 đến 6/3/1946 phát động kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam và thực hiện sách lược nhân nhượng có nguyên tắc với quân Tưởng ở miền Bắc. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định Sơ bộ thực hiện hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra. Ngày 14/9/1946 ký bản Tạm ước nhằm cố gắng vãn hồi nền hòa bình và tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng cho một cuộc kháng chiến mà Đảng ta biết khó có thể tránh khỏi.
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần độc lập, tự do, quyết chiến, quyết thắng, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhất tề đứng lên thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, từng bước đánh bại các chiến lược quân sự của bè lũ thực dân, giành được những thắng lợi quan trọng, nổi bật là trên các mặt trận Việt Bắc 1947, Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950; Chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
Nguy cơ kế hoạch Na-va bị phá sản, thực dân Pháp gấp rút điều động lực lượng nhảy dù, chiếm Điện Biên Phủ, tăng cường lực lượng, xây dựng nơi đây thành Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương – “một pháo đài không thể công phá”, nhằm tạo bàn đạp chiến lược khống chế khu vực Tây Bắc, Thượng Lào và thu hút, “nghiền nát” chủ lực của ta.
Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, sau 56 ngày đêm chiến đấu gian khổ; tới ngày 7/5/1954, quân ta đã hoàn toàn chiến thắng. Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ đây, Điện Biên trở thành một địa danh chói sáng, một bản hùng ca vẻ vang và oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ cổ vũ nhân dân Việt Nam mà còn là khâu đột phá mở đầu, cổ vũ các dân tộc bị áp bức và các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập.
Thiên sử vàng Điện Biên Phủ với trên 200 bức ảnh tư liệu quý cùng bài viết, cuốn sách tái hiện một cách trung thực và sinh động sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cũng như sự “thay da đổi thịt” của Điện Biên Phủ từ chiến trường đổ nát năm xưa thành vùng đất khang trang nơi cực tây Tổ quốc. Giúp thế hệ trẻ hiểu được những cống hiến, hy sinh của biết bao thế hệ cha anh đi trước cho cuộc sống hòa bình, độc lập ngày hôm nay, từ đó thêm tin yêu vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo động lực phấn đấu trong lao động, học tập để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đối phó với âm mưu nham hiểm của kẻ thù, Đảng ta đã có đối sách thích hợp: Từ ngày 2/9/1945 đến 6/3/1946 phát động kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam và thực hiện sách lược nhân nhượng có nguyên tắc với quân Tưởng ở miền Bắc. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định Sơ bộ thực hiện hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra. Ngày 14/9/1946 ký bản Tạm ước nhằm cố gắng vãn hồi nền hòa bình và tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng cho một cuộc kháng chiến mà Đảng ta biết khó có thể tránh khỏi.
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần độc lập, tự do, quyết chiến, quyết thắng, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, nhất tề đứng lên thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, từng bước đánh bại các chiến lược quân sự của bè lũ thực dân, giành được những thắng lợi quan trọng, nổi bật là trên các mặt trận Việt Bắc 1947, Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950; Chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
Nguy cơ kế hoạch Na-va bị phá sản, thực dân Pháp gấp rút điều động lực lượng nhảy dù, chiếm Điện Biên Phủ, tăng cường lực lượng, xây dựng nơi đây thành Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương – “một pháo đài không thể công phá”, nhằm tạo bàn đạp chiến lược khống chế khu vực Tây Bắc, Thượng Lào và thu hút, “nghiền nát” chủ lực của ta.
Trước âm mưu, thủ đoạn của địch, đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, sau 56 ngày đêm chiến đấu gian khổ; tới ngày 7/5/1954, quân ta đã hoàn toàn chiến thắng. Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ đây, Điện Biên trở thành một địa danh chói sáng, một bản hùng ca vẻ vang và oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ cổ vũ nhân dân Việt Nam mà còn là khâu đột phá mở đầu, cổ vũ các dân tộc bị áp bức và các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập.
Thiên sử vàng Điện Biên Phủ với trên 200 bức ảnh tư liệu quý cùng bài viết, cuốn sách tái hiện một cách trung thực và sinh động sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cũng như sự “thay da đổi thịt” của Điện Biên Phủ từ chiến trường đổ nát năm xưa thành vùng đất khang trang nơi cực tây Tổ quốc. Giúp thế hệ trẻ hiểu được những cống hiến, hy sinh của biết bao thế hệ cha anh đi trước cho cuộc sống hòa bình, độc lập ngày hôm nay, từ đó thêm tin yêu vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo động lực phấn đấu trong lao động, học tập để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Sách đang có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận
Nguồn tin: Phòng Xử Lý Tài Liệu – Thư Viện Tỉnh Bình Thuận:
Views: 2260