Tái cơ cấu nền kinh tế: Thách thức và cơ hội
Đến nay, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam đã đạt những kết quả tích cực, song trước đại dịch COVID-19 và những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế.
Dấu ấn
Nhìn lại 05 năm qua, đã có nhiều dấu ấn tích cực trong tái cơ cấu nền kinh tế từ thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh công tác quy hoạch, cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế, bước đầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành đồng bộ và thúc đẩy phát triển các loại thị trường. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thúc đẩy; chuyển đổi số, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh đã phát huy tác dụng, tạo được niềm tin của nhà đầu tư… Nổi bật như:
Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỉ trọng này giảm dần từ 40,4% năm 2013 xuống 37,5% năm 2016, còn 33,3% năm 2018, đạt 31,02% năm 2019, và 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 33,5% để đảm bảo sự can thiệp hợp lý của Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng bình quân giai đoạn 2016-2020 vẫn chiếm khoảng 33,8%, đạt mục tiêu đề ra.
Nhìn lại 05 năm qua, đã có nhiều dấu ấn tích cực trong tái cơ cấu nền kinh tế từ thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh công tác quy hoạch, cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế, bước đầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành đồng bộ và thúc đẩy phát triển các loại thị trường. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thúc đẩy; chuyển đổi số, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh đã phát huy tác dụng, tạo được niềm tin của nhà đầu tư… Nổi bật như:
Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỉ trọng này giảm dần từ 40,4% năm 2013 xuống 37,5% năm 2016, còn 33,3% năm 2018, đạt 31,02% năm 2019, và 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 33,5% để đảm bảo sự can thiệp hợp lý của Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng bình quân giai đoạn 2016-2020 vẫn chiếm khoảng 33,8%, đạt mục tiêu đề ra.
—————————————
Views: 15