Kinh nghiệm “3 xây, 3 chống”
Muốn xây dựng một lâu đài mới thì phải phá cái lều cũ ọp ẹp đi. Muốn xây dựng những tiến bộ mới trong nền kinh tế ta thì phải chống những cái cũ kỹ và lạc hậu. Ví dụ:
– Chống lãng phí sức người. Như ở công trường “8-3” trước đây trong số 2.700 người mà có đến 603 người ở bộ máy quản lý không trực tiếp sản xuất. Thế là cứ độ 4 người sản xuất thì có 1 người quản lý.
– Chống lãng phí sức người. Như ở công trường “8-3” trước đây trong số 2.700 người mà có đến 603 người ở bộ máy quản lý không trực tiếp sản xuất. Thế là cứ độ 4 người sản xuất thì có 1 người quản lý.
– Chống lãng phí thời giờ. Như ở Nhà máy cơ khí xe lửa Gia Lâm trước đây bình quân mỗi nǎm một công nhân chỉ làm việc ở nhà máy 222 ngày. Thế là mỗi nǎm nghỉ việc đến 4 tháng và 3 tuần (kể cả chủ nhật và ngày lễ), mà Nhà nước vẫn phải trả lương. Mỗi ngày đáng lẽ phải làm 8 giờ. Nhưng thật sự lao động ở công trường chỉ 5 – 6 giờ, ở nhà máy chỉ 6 – 7 giờ. Thế là mỗi ngày các công trường và nhà máy có hàng vạn giờ chết.
– Chống lãng phí máy móc. Nǎng suất của thiết bị và máy móc chỉ được sử dụng rất thấp: ở công nghiệp nặng chỉ độ 60-65%. Công nghiệp nhẹ 50%. Xây dựng cơ bản chỉ 35%. Thế là bình quân cứ 2 nhà máy thực tế chỉ 1 nhà máy làm việc! Đây là chưa nói đến lãng phí nguyên liệu, vật liệu.
Biết rõ những khuyết điểm đó, chắc rằng cán bộ và công nhân ta sẽ rất đau lòng. Họ sẽ ra sức thực hiện tốt cuộc “3 xây, 3 chống” để sửa chữa những khuyết điểm tai hại ấy và để sản xuất tốt hơn.
Những nơi thí điểm “3 xây, 3 chống” đã bước đầu thu được những kết quả tốt và kinh nghiệm tốt. Ví dụ Nhà máy xe lửa Gia Lâm:
– Do xây dựng lại cách phát lương cho công nhân, mỗi tháng đã tiết kiệm được 900 công.
– Do xây dựng tinh thần quý trọng của công, chỉ trong quý III nǎm ngoái đã thu nhặt được 24 tấn kim loại màu và 288 tấn sắt cũ.
– Do xây dựng lại bộ máy quản lý, giảm số người không trực tiếp sản xuất từ 13% xuống 6%.
– Do nâng cao tinh thần trách nhiệm, mà máy móc được bảo quản tốt hơn và hoạt động nhiều giờ hơn.
– Nhờ những cải tiến bước đầu mà việc hoàn thành kế hoạch tiến lên rõ rệt. 6 tháng đầu nǎm ngoái (chưa làm “3 xây, 3 chống”) chỉ chữa được 9 đầu máy, 6 tháng cuối nǎm ngoái (bước đầu “3 xây, 3 chống”) đã sửa được 23 đầu máy mà kỹ thuật lại tốt hơn trước.
Trong thành tích chung đó, công nhân thanh niên đã góp phần đáng kể. ở nhà máy này gồm một nửa số công nhân là thanh niên. Trước kia vì giáo dục chưa được tốt, một số công nhân phạm nhiều khuyết điểm, sai lầm. Như không tôn trọng kỷ luật lao động. Tham ô, lãng phí lặt vặt khá phổ biến. Thiếu ý thức làm chủ và mang nặng tinh thần làm thuê, v.v..
Từ ngày phát động cuộc “3 xây, 3 chống”, công nhân thanh niên đã tiến bộ nhiều: Đoàn kết chặt chẽ hơn trước.Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Tệ đi muộn về sớm đã giảm nhiều và đã thực hiện khẩu hiệu “8 giờ vàng ngọc”. Có sáng kiến đặt “thùng tiết kiệm” và đã thu được 13 tấn gang thép, 12 tấn gỗ, than… Chất lượng sản phẩm đã tǎng, hàng hỏng đã từ 30% giảm xuống 10%. Do tiến bộ mà có 27 đoàn viên thanh niên đã được vinh dự vào Đảng. Những thành tích bước đầu đang khuyến khích anh em Nhà máy xe lửa Gia Lâm và các thí điểm khác phải tiến lên nữa, tiến lên mãi. Đồng thời nó chứng tỏ rằng làm tốt cuộc “3 xây, 3 chống” sẽ đưa lại cho chúng ta những kết quả rất to.
Bất kỳ việc gì bước đầu cũng khó khǎn. Phải biết gỡ cái nút khó chính thì những khó khǎn khác sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Kinh nghiệm cho biết rằng:
– Cuộc vận động này phải lãnh đạo thật chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc phải thường xuyên.
– Các cán bộ phụ trách phải xung phong gương mẫu, thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình anh em khác. Phải lắng nghe ý kiến của quần chúng và quyết tâm sửa chữa sai lầm. Phải thật sự mở rộng dân chủ. Như thế thì quần chúng sẽ cởi mở, tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ của quần chúng sẽ được nâng cao. Cán bộ và quần chúng mọi người đều phấn khởi và đồng tâm hiệp lực để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Và “3 chống” sẽ triệt để, “3 xây” sẽ thành công.
Trích bài viết của Bác với bút danh Chiến sĩ, đăng báo “Nhân dân”, số 3427, ngày 15-8-1963
Trích “Những câu chuyện kể về đức tính tiết kiệm của Bác Hồ”, trang 127-129; Nxb. Lao động, 2008. – 136tr.
Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận số 286 đường Trần Hưng Đạo – TP. Phan Thiết!
Phòng Đọc: DVL. 008182
Phòng Mượn: MVL. 007705, MVL. 007706
Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận số 286 đường Trần Hưng Đạo – TP. Phan Thiết!
Phòng Đọc: DVL. 008182
Phòng Mượn: MVL. 007705, MVL. 007706
Views: 14333