Đừng buộc mọi người phải làm theo ý mình
Thanh niên là tờ báo do Bác Hồ sáng lập, chủ biên, quán lý và tổ chức phát hành tại Quảng Châu trong những năm 1926-1927.
Thanh niên số 65 có đăng bài “Hy sinh” mà các nhà nghiên cứu sơ bộ kết luận là do Bác viết. Tring bài có đoạn : “ làm cách mạng phải hy sinh, hy sinh quyền lợi… hy sinh ý kiến. Đã ra làm việc công mà còn giữ tình riêng thì chưa biết hy sinh”.
Nhiều cán bộ cấp cao đến anh em chiến sĩ cảnh về đều nhận thấy: “Bác chẳng hề ép buộc ai theo ý riêng của mình”. Phải chăng đó là tầm vóc tư duy cao cả của Bác? Là lòng nhân từ bao dung độ lượng? Là sự tôn trọng thật lòng “dân chủ” đối với người khác? Là sự dám hy sinh, biết hy sinh?
Một lần Bác đến thăm công trường Việt trì. Ánh nắng đầu xuân bừng sáng sau một cơn mưa nhẹ, Bác bước đi khoan thai, đẹp là thế, anh cán bộ nhiếp ảnh chạy theo, quay đi quay lại vẫn chưa “ghi” được kiểu nào. Anh ta chạy đến Bác, kéo áo Bác, xin phép Bác dừng chân để chụp ảnh. Nhiều người đi theo xì xào “sao làm thế”, “gan to thật”
Bác tươi cười, nhẹ nhàng nói:
– Việc Bác, Bác làm. Việc chú, chú làm. Sao chú lại bắt Bác làm theo ý chú? – Tuy nói vậy mà Bác vẫn thương. Bác dừng lại nghe một kỹ sư báo cáo. Anh cán bộ nhiếp ảnh chụp được cả ảnh, được cả một bài học nhớ đời.
Trích trong 120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Views: 0