Kỷ niệm 79 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2025)

Nội dung chính trong Thông tin tuyên truyền:

KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM (27/3/1946 – 27/3/2025)

  • Nâng cao sức khỏe và thể chất của người Việt để bước vào kỷ nguyên mới
  • Vì mục tiêu “Dân cường thì quốc thịnh”
  • Giới thiệu Sách: Một vài tài liệu về thể thao có tại Thư viện tỉnh Bình Thuận

———————————————————————-

NÂNG CAO SỨC KHỎE VÀ THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỂ BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đạt Huy chương Vàng tại ASIAD 19. (Ảnh minh họa: webthethao.vn)
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thể dục Trung ương, đánh dấu sự ra đời của ngành Thể thao Việt Nam.

Người đã viết một bài với nhan đề “Sức khoẻ và thể dục” đǎng trên Báo Cứu quốc, kêu gọi toàn dân gắng tập thể dục, bồi bổ sức khỏe: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Ngày 29/1/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định số 25/CT lấy ngày 27/3 hằng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. Quyết định ghi rõ Ngày Thể thao Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp Nhân dân và phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động thể thao văn hóa lành mạnh. Ngày 27/3/1946 chính thức là ngày thành lập ngành Thể dục thể thao Việt Nam.

Có thể nói, thể thao Việt Nam đã không ngừng phát triển, từ những bước đi đầu tiên đến những thành công rực rỡ trên đấu trường quốc tế. Những tấm huy chương vàng tại SEA Games, ASIAD, hay những kỳ tích tại Olympic đã khẳng định tài năng và ý chí của các vận động viên Việt Nam.

Đất nước đang bước vào vận hội mới, kỷ nguyên vươn mình. Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: “Thế giới đang bước vào một thời kỳ phát triển đột phá chưa từng có về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, dữ liệu lớn và tự động hóa đang định hình mạnh mẽ, nhanh chóng cách thức làm việc, sinh hoạt và giao tiếp toàn cầu. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải chuẩn bị kỹ lưỡng một thế hệ trẻ đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về nguồn nhân lực để hội nhập và phát triển bền vững”.

Và theo Tổng Bí thư, một trong những sự chuẩn bị đó là: “Song song với giáo dục trí tuệ là chiến lược nâng cao sức khỏe và thể chất của người Việt. Cần khuyến khích phát triển thể thao học đường một cách bài bản và hiệu quả nhằm nâng cao tầm vóc người Việt Nam. Chúng ta cần đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2045 là chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam phải đạt một mức nào đó ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe toàn dân và xây dựng các cơ sở hạ tầng thể thao hiện đại trở thành yêu cầu cấp thiết. Chúng ta cũng cần đặt mục tiêu tăng số lượng vận động viên thể thao thành tích cao, hướng tới giành huy chương tại các giải đấu lớn như ASIAD và Olympic, không chỉ ở các môn đòi hỏi kỹ năng mà cả các môn đòi hỏi thể lực, sức mạnh vượt trội”.

Ở góc độ pháp luật, thực tế đã và đang cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao, thì sự nghiệp phát triển thể thao cũng đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Kết luận 70-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển thể thao trong tình hình mới ngày 31/01/2024 đã yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân đối với phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.

Đối với phong trào thể thao quần chúng, toàn dân rèn luyện thể lực thì thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở rất quan trọng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2164/QĐ-TTg của về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030. Đây được coi là cơ sở pháp lý và định hướng rất quan trọng để các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ VH,TT&DL triển khai xây dựng và phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn cả nước nhiều năm qua. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, vẫn cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách khuyến khích các hoạt động xã hội hóa văn hóa trong đầu tư xây dựng các trung tâm, các tụ điểm văn hóa, sớm hình thành và phát triển một hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở mới do dân lập bên cạnh các các hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở quốc lập vốn có, để làm phong phú, đa dạng hơn đời sống văn hóa tinh thần và rèn luyện sức khỏe của Nhân dân trên các địa bàn dân cư trong cả nước…

———————————————————————-

VÌ MỤC TIÊU “DÂN CƯỜNG THÌ QUỐC THỊNH”

Cứ mỗi dịp tháng Ba về, khi hoa sưa trắng muốt khắp nẻo đường Hà Nội và hoa gạo bung sắc màu rực rỡ thì cũng là lúc toàn ngành Thể thao tưng bừng kỷ niệm ngày thành lập ngành. Năm nay, thể thao Việt Nam đã bước sang tuổi 79 – tuổi đánh dấu một chặng đường dài phấn đấu và nỗ lực vì mục tiêu “Dân cường thì quốc thịnh” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thể thao Việt Nam đã mang đến những giây phút hạnh phúc, thăng hoa cho người hâm mộ cả nước. Ảnh: TRẦN HUẤN

Những dấu son lịch sử

Ngược dòng thời gian, ngày 30.1.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14 thành lập trong Bộ Thanh niên Nha Thể dục Trung ương, chính thức khai sinh ra nền Thể dục thể thao (TDTT) cách mạng Việt Nam, với nhiệm vụ “nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc”, nhằm “tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”.

Hơn 2 tháng sau, ngày 27.3.1946 trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Sức khỏe và thể dục”, ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – mở đầu cho phong trào TDTT nước ta.

Người căn dặn: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công… Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”.

Lời dạy của Bác chính là kim chỉ nam cho phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhân dân và là mục tiêu mà ngành Thể thao hướng tới và luôn nỗ lực hoàn thành tốt sứ mệnh trong quá trình xây dựng và trưởng thành.

Ngày 29.1.1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 25/CT về lấy ngày 27.3 hằng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”.

Trong suốt chặng đường 79 năm đồng hành cùng đất nước, với tư tưởng “Dân cường thì quốc thịnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nền TDTT nước nhà đã có những bước tiến mới qua từng chặng đường phát triển, trên từng lĩnh vực, luôn giữ vị trí quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế của đất nước.

Trong đó phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng, nhiều hoạt động TDTT ở cơ sở đã được tổ chức sôi nổi rộng khắp cả nước, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, nhiều sự kiện thể thao phong trào được tổ chức với quy mô lớn, như chạy việt dã, chạy địa hình, đua xe đạp, 3 môn phối hợp, bơi, yoga…

Cùng với đó, các hình thức tập luyện TDTT đơn giản, không cần đầu tư nhiều về sân bãi, trang thiết bị như chạy, đi bộ, thể dục dưỡng sinh, cầu lông, cờ tướng, võ thuật, bóng đá mini, bóng chuyền hơi… phát triển mạnh ở nhiều địa phương.

Nhiều thành tích đáng ghi nhận

Thông qua việc triển khai thực hiện “Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và tổ chức các hoạt động TDTT, phong trào TDTT quần chúng đã có những bước tiến rõ nét, các chỉ tiêu cơ bản về TDTT quần chúng cơ bản hoàn thành.

Tính đến nay, tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đã đạt 37,5%, số gia đình thể thao đạt 28,3%, hơn 95% số trường học trên cả nước đã thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa, 75% số trường có hoạt động TDTT ngoại khóa, 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang thường xuyên tập luyện TDTT…

Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước và ngành Quân đội, Công an cũng đã chú trọng phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; phát huy vai trò của lực lượng vũ trang trong việc phát triển TDTT của nhân dân trên từng địa bàn, nhất là ở vùng biên giới, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ sự tiến bộ của phong trào quần chúng, thể thao thành tích cao trong thời gian qua cũng có sự tiến bộ vượt bậc ở hầu khắp các mặt trận. Với đấu trường khu vực Đông Nam Á, trải qua 18 kỳ tranh tài, thành tích của chúng ta đã không ngừng tiến bộ.

Từ bước đầu hội nhập với khu vực, chúng ta đã khẳng định được vị thế dẫn đầu toàn đoàn tại ba kỳ Đại hội các năm 2003, 2021, 2023.

Tại đấu trường lớn nhất châu lục và thế giới là Asian Games và Olympic, thể thao Việt Nam cũng đã tạo nên những phút giây huy hoàng, làm hàng triệu trái tim cùng reo ca trong niềm vui chiến thắng khi: Hoàng Xuân Vinh đoạt HCV, HCB môn bắn súng tại Olympic Rio 2016; hàng triệu con tim như vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch AFF Cup, đội tuyển U23 giành ngôi á quân Giải U23 châu Á, đội tuyển bóng đá nữ giành vé dự World Cup…

Dẫu có đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức khi cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư dù được quan tâm nhưng vẫn còn hạn hẹp, nhưng thể thao Việt Nam đã viết lên khúc ca của bản lĩnh, ý chí, sự vươn lên và tinh thần thép của người Việt Nam tại các đấu trường quốc tế. Từ đó tạo nên các khúc tráng ca của lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Giờ đây khi cả nước đang bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc, khi đất nước từng bước khẳng định vị thế, phấn đấu trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bối cảnh mới sẽ đặt ra yêu cầu cao đối với ngành để không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao sức khỏe, thể lực cho nhân dân mà còn góp phần vào công cuộc hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng của đất nước.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó, chắc chắn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và những người làm công tác TDTT trên cả nước phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tiếp thu tinh hoa của thế giới, tận dụng khoa học công nghệ.

Đồng thời phát huy tinh thần nêu gương trong việc rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe, xứng đáng trở thành những “bông hoa đẹp trong vườn hoa việc tốt”, hướng tới mục tiêu chung là xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh và hạnh phúc. 

Thu Sâm // https://baovanhoa.vn/

———————————————————————-

Giới thiệu Sách:

THƯ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU MỘT VÀI TÀI LIỆU VỀ THỂ THAO CÓ TẠI THƯ VIỆN

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dục thể thao
  • Tác giả: Trương Xuân Hùng
  • Thông tin xuất bản: H.: Thể dục thể thao, 2007
  • Ký hiệu xếp giá: 335.4346 / CH500T
  • Mô tả vật lý: 363tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.025406; Phòng Mượn: MVN.022332; MVN.022333
  • Tóm tắt: Tập hợp các bài viết của nhà báo Trương Xuân Hùng, viết về chủ tịch Hồ Chí Minh với nền thể dục thể thao cách mạng. Những kỷ niệm của các nhà lãnh đạo ngành thể dục thể thao và những người đã từng gặp Bác. Những câu chuyện của các vận động viên có vinh dự được gặp Bác
  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh với thể dục thể thao
  • Tác giả: Trương Quốc Uyên
  • Thông tin xuất bản: H: Thể dục thể thao, 2000
  • Ký hiệu xếp giá: 3K5H6,7A.02 / CH500T
  • Mô tả vật lý: 188tr., 21cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.003322; Phòng Mượn: MVV.004056
  • Tóm tắt: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu gửi ngành TDTT. Chủ Tịch Hồ Chí Minh về vai trò của TDTT…Đảng, Nhà nước phát triển và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục thể thao, 2009
  • Ký hiệu xếp giá: 335.4346 / T550T
  • Mô tả vật lý: 215tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.026116; DVN.026750; DVN.026751; Phòng Mượn: MVN.023728
  • Tóm tắt: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao…
  1. Luật thể dục,thể thao
  • Thông tin xuất bản: H.: Lao động xã hội, 2007
  • Ký hiệu xếp giá: 344.597 05 / L507TH
  • Mô tả vật lý: 67tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.024483; Phòng Mượn: MVN.020842; MVN.020843
  • Tóm tắt: Giới thiệu luật thể dục thể thao bao gồm: những quy định chung, thể dục thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, cơ sở thể thao, nguồn lực phát triển thể dục thể thao, Uỷ ban Ôlimpích Việt Nam và tổ chức xã hội-nghề nghiệp về thể thao, hợp tác quốc tế về thể thao, khen thưởng và xử lý vi phạm
  1. Luật thể dục thể thao và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Thông tin xuất bản: H.: Thể dục thể thao, 2007
  • Ký hiệu xếp giá: 344.597 / L504TH
  • Mô tả vật lý: 331tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Lưu động: LD.015059; LD.015060
  • Tóm tắt: Luật thể dục thể thao, các văn bản hướng dẫn thi hành.
  1. 65 năm nền thể dục thể thao cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Tác giả: Trương, Quốc Uyên
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục Thể thao, 2011
  • Ký hiệu xếp giá: 796.4409597 / S111M
  • Mô tả vật lý: 260tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.027987; Phòng Mượn: MVN.027594; MVN.027595
  • Tóm tắt: Trình bày những vấn đề cơ bản về bản chất và các thành tựu tiêu biểu của sự phát triển nền thể dục thể thao cách mạng Việt Nam 65 năm qua (từ năm 1946 đến nay) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
  1. Gắn kết du lịch và thể thao
  • Tác giả: Lâm, Quang Thành
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể thao và Du lịch, 2022
  • Ký hiệu xếp giá: 338.4791597 / G115K
  • Mô tả vật lý: 198tr., 21cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.029563; Phòng Mượn: MVV.042226; MVV.042227
  • Tóm tắt: Gồm 3 phần: Gắn kết du lịch và thể thao – Những nghiên cứu tổng hợp về lý thuyết và thực tiễn; Thực trạng và định hướng các giải pháp gắn kết du lịch và thể thao ở Việt Nam; Gắn kết du lịch và thể thao tại các vùng miền ở Việt Nam.
  1. Phát triển phong trào thể dục thể thao trong xây dựng nông thôn mới
  • Tác giả: Vũ, Trọng Lợi
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục Thể thao, 2018
  • Ký hiệu xếp giá: 796.4409597 / PH110T
  • Mô tả vật lý: 251tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.028920; Phòng Mượn: MVN.029408
  • Tóm tắt: Gồm 3 phần: Phần 1 – Một số vấn đề chung về công tác thể dục thể thao; Phần 2 – Kỹ năng hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở; Phần 3 – Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao
  1. Tổ chức giải thi đấu thể thao trong các lễ hội ở địa phương
  • Tác giả: Hoàng, Công Dân
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục Thể thao, 2018
  • Ký hiệu xếp giá: 796.042079597 / T450C
  • Mô tả vật lý: 255tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.028921; Phòng Mượn: MVN.029409
  • Tóm tắt: Gồm 4 phần: Phần 1 – Tìm hiểu về lễ hội ở Việt Nam; Phần 2 – Một số văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý lễ hội ở nước ta; Phần 3 – Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; Phần 4 – Hướng dẫn tổ chức một số trò chơi dân gian vận động và thể thao dân tộc phục vụ lễ hội
  1. Luật thi đấu các môn thể thao dân tộc
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục thể thao, 2012
  • Ký hiệu xếp giá: 796.8 / L504T
  • Mô tả vật lý: 119tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.028250; Phòng Mượn: MVN.028096; MVN.028097
  • Tóm tắt: Sách gồm những điều luật thi đấu trong các môn thể theo dân tộc như luật thi đấu vật dân tộc, luật thi đấu kéo co, luật thi đấu đẩy gậy,…
  1. Thuật ngữ thể dục, thể thao dùng trong các văn bản quản lý nhà nước
  • Tác giả: Vũ, Trọng Lợi
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục Thể thao, 2013
  • Ký hiệu xếp giá: 344.597 / TH504N
  • Mô tả vật lý: 155tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.028349; DVN.028428; DVN.028429; Phòng Mượn: MVN.028295; MVN.028296; MVN.028445
  • Tóm tắt: Tập hợp các thuật ngữ về thể dục thể thao dùng trong các văn bản quản lý nhà nước được xếp theo trật tự vần chữ cái
  1. Tuyển chọn vận động viên và quản lý huấn luyện thể thao
  • Tác giả: Nguyễn, Văn Trạch
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục thể thao, 2013
  • Ký hiệu xếp giá: 796.07 / T527C
  • Mô tả vật lý: 299tr., 21cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.021456; Phòng Mượn: MVV.029023; MVV.029024
  • Tóm tắt: Tìm hiểu phương pháp tuyển chọn khoa học vận động viên thể thao. Kế hoạch hoá công tác huấn luyện. Quản lí huấn luyện thể thao. Chẩn đoán trạng thái tập luyện của vận động viên. Huấn luyện tâm lí và năng lực trí tuệ của vận động viên. Huấn luyện viên và công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong huấn luyện thể thao. Vấn đề dinh dưỡng hợp lí của vận động viên và tự kiểm tra y học
  1. Tuyển chọn vận động viên thể thao
  • Tác giả: Bùi, Quang Hải
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục thể thao, 2014
  • Ký hiệu xếp giá: 796.077 / T527C
  • Mô tả vật lý: 299tr., 27cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVL.013840; Phòng Mượn: MVL.015706; MVL.015707
  • Tóm tắt: Trình bày cơ sở đề tuyển chọn vận động viên thể thao và một số quan điểm, yêu cầu, qui trình tuyển chọn vận động viên, các chi tiêu trong ứng dụng: hình thái, chức năng, thể lực, các phương pháp tuyển chọn vận động viên: phương pháp kiểm tra sư phạm, kiểm tra y học, tính chỉ số, trình độ. Một số môn thể thao cần tuyển chọn: môn bóng, điền kinh, bơi lội…
  1. Tìm hiểu một số vấn đề quản lý nhà nước về thể dục thể thao
  • Tác giả: Vũ, Trọng Lợi
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thề dục thể thao, 2011
  • Ký hiệu xếp giá: 344.597 / T310H
  • Mô tả vật lý: 215tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.027991; DVN.028013; Phòng Mượn: MVN.027600
  • Tóm tắt: Giới thiệu một số văn bản pháp luật, qui định nội dung quản lý nhà về thể dục thể thao. Luật thể dục thể thao và chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020
  1. Một số trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc ở Việt Nam
  • Tác giả: Lê, Anh Thơ
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục thể thao, 2010
  • Ký hiệu xếp giá: 394.9597 / M458S
  • Mô tả vật lý: 195tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.027172; DVN.027173; Phòng Mượn: MVN.025445; MVN.025446; MVN.025447
  • Tóm tắt: Trình bày tổng quan về trò chơi vận động dân gian, thể thao dân tộc ở Việt Nam. Giới thiệu một số trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc tiêu biểu ở Việt Nam
  1. Một số văn bản chế độ chính sách về thể dục thể thao
  • Thông tin xuất bản: Hà Nội: Thể dục thể thao, 2009
  • Ký hiệu xếp giá: 344.597 / M458S
  • Mô tả vật lý: 319tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVN.026433; DVN.026710; Phòng Mượn: MVN.024282; MVN.024283
  • Tóm tắt: Gồm những văn bản chung về việc thời gian công tác, tuyển dụng cán bộ, cơ chế quản lí biên chế cán bộ, sự chịu trách nhiệm về sử dụng và quản lí cán bộ, chế độ đối với vận động viên… của ngành thể dục thể thao và của Chính phủ ban hành
  1. Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao trong trường phổ thông
  • Tác giả: Nguyễn, Văn Trạch
  • Thông tin xuất bản: H.: Thể dục thể thao, 2008
  • Ký hiệu xếp giá: 796.04 / PH561PH
  • Mô tả vật lý: 195tr., 19cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Lưu động: LD.014544; LD.014545
  • Tóm tắt: Xác định mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp giảng dạy TDTT trong trường phổ thông. Hướng dẫn nội dung, phương pháp dạy môn điền kinh, môn thể dục và lý luận về TDTT cùng tác dụng của nó đối với việc rèn luyện sức khoẻ cho học sinh
  1. Sổ tay hướng dẫn công tác thể dục thể thao cơ sở
  • Thông tin xuất bản: H.: Thể dục thể thao, 2008
  • Ký hiệu xếp giá: 796 / S450T
  • Mô tả vật lý: 395tr., 21cm
  • Vị trí tài liệu: Phòng Đọc: DVV.012616; Phòng Mượn: MVV.014516; MVV.014517
  • Tóm tắt: Những nghị quyết về nhiệm vụ, phương hướng phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Hướng dẫn việc luyện thể thao cho hiệu quả và những nguyên tắc, luật lệ trong thi đấu thể dục thể thao

Views: 2