Một số người cho rằng tiêm thuốc sẽ có hiệu quả nhanh hơn là uống thuốc, tác dụng cũng sẽ mạnh hơn. Trái lại, một số người khi mắc bệnh lại chỉ muốn được uống thuốc mà lại rất sợ tiêm, sợ đau. Thực ra, cả hai cách nghĩ trên đều không đúng. Vậy, rốt cuộc uống thuốc hay tiêm thuốc thì hiệu quả sẽ tốt hơn?
Hiện nay, thuốc bao gồm nhiều dạng như dạng viên nén, thuốc tiêm, viên con nhộng… Tùy vào tính chất, hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ có thể gặp phải mà mỗi loại thuốc có một dạng bào chế riêng. Một số loại thuốc không tan được trong dung môi hòa tan khi tiêm hoặc tan rất ít, không đạt được hiệu quả điều trị nên không thể bào chế dưới dạng thuốc tiêm được, vì vậy phải bào chế thành dạng viên nén, ví dụ như các loại thuốc kháng sinh. Ngược lại, có một số loại nhất thiết phải là dạng thuốc tiêm như insulin, loại thuốc này chỉ có thể tiêm mà không thể uống. Đó là do, nếu uống thì sau khi vào đến dạ dày, thuốc sẽ bị các dịch vị trong dạ dày vô hiệu hóa, làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.
Tất nhiên có một vài loại thuốc vừa có thể bào chế dưới dạng viên nén lại có thể là thuốc tiêm. Thực ra, tuy cùng là một loại thuốc nhưng dạng bào chế khác nhau thì cũng sẽ có mức tác dụng khác nhau. Ví dụ như, dung dịch uống magiê sunfuric thì gây tiêu chảy, nhưng dưới dạng thuốc tiêm thì lại có tác dụng hạ huyết áp nhất định.
Nguồn tin: Trích “Điều gì đã làm thay đổi sức khỏe của bạn” – Tập 2
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn